Nên chọn phương pháp nào phù hợp với trẻ ăn dặm 5 tháng tuổi?
Giai đoạn ăn dặm của trẻ là giai đoạn rất quan trọng. Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ đủ 6 tháng tuổi mới nên bắt đầu ăn dặm. Thế nhưng, mẹ vẫn có thể cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi nhưng trẻ phải đủ điều kiện để sẵn sàng cho công cuộc ăn dặm. Hơn nữa việc lựa chọn phương pháp cũng rất quan trọng. Vậy trẻ ăn dặm 5 tháng tuổi thì nên lựa chọn phương pháp ăn dặm nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ điều này!
Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm có quá sớm không?
Đối với trẻ phát triển bình thường thì 5 tháng tuổi không phải là quá sớm để trẻ bắt đầu ăn dặm. Ở một số trẻ phát triển nhanh hơn thì 5 tháng tuổi trẻ đã có thể tập ăn dặm. Trẻ phải đủ điều kiện để sẵn sàng cho công cuộc ăn dặm. Ví dụ là: Trẻ đã cứng cổ, ngóc được đầu, lật được mình, trẻ ngồi dựa không bị ngã, trẻ có thao tác đưa vào mồm… Tất cả những điều này cho thấy trẻ đã đủ điều kiện để bắt đầu công cuộc ăn dặm.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này mẹ phải tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn phương pháp thật phù hợp với trẻ 5 tháng tuổi. Không thể sử dụng phương pháp của trẻ 9 tháng để áp dụng trẻ 5 tháng được. Mặc dù phương pháp đó có hay đến cỡ nào.
Trẻ ăn dặm 5 tháng tuổi nên chọn phương pháp ăn dặm nào?

Thịnh hành nhất hiện nay không phải là phương pháp ăn dặm truyền thống. Thế nhưng, phương pháp ăn dặm truyền thống vẫn là phương pháp phù hợp nhất với trẻ 5 tháng tuổi.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và BLW là 2 phương pháp có nhiều ưu điểm tốt. Tuy nhiên, 2 phương pháp này lại tập trung vào việc tập cho bé ăn thô sớm. Hơn nữa, là muốn rèn cho trẻ tự lập ăn uống. Không thể phủ nhận ăn dặm kiểu Nhật và BLW giúp trẻ kích thích ăn ngon miệng hơn. Thế nhưng, lại chưa thật sự phù hợp với trẻ 5 tháng tuổi.
Với trẻ 5 tháng tuổi, thức ăn chủ yếu là vẫn xay nhuyễn. Ăn từ loãng đến đặc. Bởi hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt. Nếu ăn thô sớm quá sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hệ tiêu hóa của trẻ. Trong khi phương pháp ăn dặm truyền thống lại chủ yếu là xay nhuyễn và phần lớn là trẻ có mẹ hỗ trợ khi ăn. Chính vì thế, phương pháp ăn dặm truyền thống vẫn thích hợp nhất với trẻ 5 tháng tuổi. Mặc dù mẹ có hơi vất vả một chút nhưng bé ăn sẽ được an toàn và tránh bị hóc thức ăn.
Phương pháp ăn dặm truyền thống là gì? Có dễ thực hiện không?

Ăn dặm truyền thống là gì?
Ăn dặm truyền thống ở Việt Nam được coi là phương pháp rất phổ biến. Cho đến nay vẫn được nhiều gia định lựa chọn và áp dụng cho con em của mình.
Khi trẻ từ 5 đến 6 tháng là được ông bà, bố mẹ bắt đầu cho vào công cuộc ăn dặm. Mục đích là để bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Các bà mẹ sẽ lựa chọn nhũng thực phẩm an toàn như bột gạo, bột mỳ, bột ngũ cốc nấu ới thịt, cá, rau củ quả được xay nhuyễn và nấu chung với nhau. Bước đầu với tỉ lệ 1 thìa bột và 10 thìa nước. Sau dần được tăng thô lên.
Khi bé lớn hơn hoặc ăn thô tốt hơn thì mẹ không nấu bột nữa, mà chuyển sang nấu cháo cho bé ăn. Việc ăn dặm theo kiểu truyền thống được thực hiện với các bước khác nhau tùy vào điều kiện kinh tế và thời gian của mẹ hoặc bà. Người chính trực triếp chăm sóc trẻ.
Điều quan trọng là phương pháp này giúp bé hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Trẻ sẽ ăn uống ngon lành, phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Mẹ sẽ cần phải lựa chọn thật kỹ càng các loại thực phẩm cho trẻ ăn để đảm bảo vệ sinh an toàn. Đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé con.
Và hơn hết là mẹ phải biết khéo léo kết hợp các loại thực phẩm để nấu nên các món ăn dặm hấp dẫn bé. Từ mùi vị đến màu sắc.
*Ăn dặm truyền thống được thực hiện như thế nào?
Phương pháp ăn dặm truyền thống được thực hiện chia làm 4 giai đoạn chính. Các giai đoạn phụ thuộc vào tuổi tháng của trẻ:
-Giai đoạn 1: Bé làm quen với thức ăn
Khi bắt đầu vào công cuộc ăn dặm với phương pháp truyền thống. Người mẹ cần lựa chọn thực phẩm phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Xay nhuyễn thức ăn và lọc qua rây để thu được hốn hợp loãng. Khi nấu lên sẽ mềm mịn và múc cho bé từng thìa nhỏ một.
Giai đoạn đầu này bé chỉ cần ăn khoảng 100-1500ml/lần ăn là được. Sau dần sẽ tăng lên 300-400ml/lần ăn. Mẹ nên nhớ đừng bỏ bữa bú sữa của trẻ. Bởi giai đoạn này trẻ vẫn rất cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
-Giai đoạn 2: Sau giai đoạn 1 khoảng 1-3 tháng
Ở giai đoạn này, mẹ cho bé ăn 1 bữa cháo và 2 bữa bột một ngàu. Mẹ nấu cháo nhuyễn vừa phải. Mẹ có thể ninh cháo hạt sau đó cho vào máy xay hơi nhuyễn. Kết hợp đầy đủ chất tinh bột, rau củ và chất đạm trong mỗi bữa ăn của trẻ.
Khi trẻ được tháng thứ 7 mẹ có thể cho bé ăn thêm cua đồng, cá đồng, lươn…để bé được bổ sung thêm chất dinh dưỡng.
-Giai đoạn 3: Sau giai đoạn 2 từ 3 -6 tháng
Bé bắt đầu mọc răng, mẹ hãy tập cho bé làm quen với việc ăn thô. Cho bé tự gậm nhấm những loại hoa quả mềm như chuối, xoài… Bữa cháo của bé mẹ nấu đặc hơn, tăng thô dần vừa phải. Không cần xay nhuyễn cháo nữa. Mẹ có thể cho bé ăn với gia đình để tăng sự hứng thú ở trẻ.
-Giai đoạn 4: Bé trên 1 tuổi
Ở giai đoạn này bé có thể ăn được khá nhiều thứ. Mẹ nên chuyển tử xay nhuyễn sang thực phẩm thô, băm nhỏ để tập cho trẻ kỹ năng nhai nuốt. Với mục đích giúp cho bé tiếp xúc với nhiều món thức ăn hơn.
Kết luận
Như vậy, với trẻ 5 tháng tuổi phương pháp phù hợp nhất vẫn là phương pháo ăn dặm truyền thống. Đây là phương pháp dễ thực hiện và giúp trẻ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn. Các mẹ hãy tham khảo để áp dụng với bé yêu của mình nhé!
BÀI VIẾT THAM KHẢO
–Tổng hợp các phương pháp ăn dặm 5 tháng tuổi
–5 tháng cho trẻ ăn dặm được chưa? Nên cho ăn theo phương pháp nào?
Các món ăn bổ dưỡng cho trẻ ăn dặm 6 tháng 6 tháng tuổi
14 Tháng Mười Hai, 2020 @ 10:07 sáng
[…] –Nên chọn phương pháp nào phù hợp với trẻ ăn dặm 5 tháng tuổi? […]
Những thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi
14 Tháng Mười Hai, 2020 @ 3:27 chiều
[…] –Nên chọn phương pháp nào phù hợp với trẻ ăn dặm 5 tháng tuổi? […]