Bé 9 tháng ăn dặm như thế nào cho đúng?
Bé 9 tháng tuổi không còn là giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm nữa. Giai đoạn này với các bé bình thường đã ăn dặm được khoảng 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn trong giai đoạn ăn dặm của trẻ 9 tháng tuổi. Vậy bé 9 tháng tuổi ăn dặm như thế nào cho đúng? Hãy cùng đi tìm câu giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Nhu cầu dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi

Hầu hết các bé 9 tháng tuổi đều đã được làm quen với việc ăn dặm cũng được khoảng 3-4 tháng. Vậy nên đây không còn là giai đoạn mới ăn dặm nữa. Mà đây đang trong giai đoạn thực hiện và hoàn thiện quá trình ăn dặm.
Đối với bé 9 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ có nhiều thay đổi so với các bé 4-5 tháng (giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm). Lý do là bởi bé 9 tháng tuổi hoạt động nhiều hơn, vậy nên nhu cầu năng lượng cũng cần được nhiều hơn. Ở giai đoạn này sữa không đủ đề duy trì nhu cầu dinh dưỡng của bé nữa. Mặc dù sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé trong những năm đầu đời của trẻ. Thế nhưng, bên cạnh việc uống bữa bé cần ăn dặm thêm 3 bữa chính và 3 bữa phụ/ngày. Như vậy mới đảm bảo đủ năng lượng để bé hoạt động suốt cả ngày.
Vậy nên, bé 9 cần được đảm bảo đủ 3 bữa chính/ ngày. Kèm theo 3 bữa phụ và sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mỗi bữa ăn của bé không nên kéo dài quá 30 phút/bữa. Trong đó, 3 bữa chính của trẻ mẹ sẽ cho bé ăn cùng bữa với người lớn. Ví dụ như 3 bữa chính sáng, trưa, chiều tối của trẻ bao gồm: cháo, bột hoặc cơm nát, thịt, trứng, cá, rau củ quả đi kèm… 3 bữa phụ sẽ gồm: phô mai, sữa chua, bánh ăn dặm… Và sữa mẹ hoặc sữa công thức.
*LƯU Ý:
-Nếu trong giai đoạn nào đó bé có biểu hiện chán ăn hay biếng ăn mà thích uống sữa hơn thì mẹ vẫn cho bé uống sữa theo nhu cầu của trẻ. Thế nhưng mẹ vẫn nên cố gắng cho bé ăn thêm các món chứa tinh bột hoặc chất đạm, chất béo… Để trẻ có năng lượng và đảm bảo sự phát triển của trẻ.
Bé 9 tháng ăn dặm như thế nào cho đủ chất dinh dưỡng?
Bé 9 tháng ăn dặm đã có nhiều sự khác biệt hơn so với các tháng trước đó. Khác biệt từ chế độ dinh dưỡng đến lịch ăn hằng ngày. Một ngày của bé hoạt động nhiều hơn vậy nên cũng cần được ăn uống nhiều hơn. Một ngày bé cần ăn 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Ngoài ra chưa tính đến thời gian bé còn uống sữa.
Để đảm bảo bé được ăn dặm đủ chất dinh dưỡng, mẹ hãy lựa chọn các loại thực phẩm theo đủ 4 nhóm dinh dưỡng sau:
*Nhóm chất đạm:
– Là nhóm dưỡng chất thiết yếu của cơ thể giúp cơ thể xây dựng và duy trì cơ bắp, xương máu và da. Cùng với hệ thống các cơ quan trong cơ thể. Protein (hay là chất đạm) cung cấp nguồn năng lượng để duy trì hoạt động trong cơ thể. Trong giai đoạn ăn dặm, các mẹ không thể bỏ qua nhóm dưỡng chất này của bé. Đây cũng chính là nguyên liệu để tao ra kháng thể. Nhằm giúp cơ thể chống lại bệnh tật và vận chuyển các dưỡng chất khác.
-Protein có nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt bò, thịt lợn, ức gà, tôm… Mẹ có thể thay đổi các món khác nhau để giúp bé ăn ngon miệng hơn. Không bị chán ngấy mãi 1 món.
*Nhóm chất bột đường:
Đây là nhóm chất nuôi dưỡng hệ thần kinh trung ương. Đồng thời là nguồn năng lượng để các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, chất bột đừng cũng là thành phần để tạo nên tế bào và các mô. Giúp điều hòa hoạt động trong cơ thể. Chất bột đường có nhiều trong thực phẩm chính là gạo, cơm trắng, khoai lang, khoai tây…
*Nhóm chất béo:
Chất béo giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ. Và đây chúng là thành phần chính để tạo ra tế bào và màng tế bào. Hỗ trợ cho sự phát triển của tế bào não và hệ thần kinh. Tuy nhiên, ở giai đoạn ăn dặm các bé cần được bổ sung chất béo từ những thực phẩm lành mjanh và an toàn. Như là thành phần của thịt, sữa, trứng và các loại hạt có dầu. Hoặc chất béo trong dầu ăn dành cho bé. Hoặc các loại bơ. Mẹ hạn chế cho bé ăn mỡ động vật là tốt nhất.
*Nhóm vitamin và khoáng chất:

Tất cả các loại vitamin và khoáng chất đều rất cần thiết cho cơ thể. Nhóm chất này có nhiều trong các loại rau củ quả và các loại trái cây.
-Đặc biệt, Vitamin A có nhiều trong các loại rau củ quả nhiều màu sắc như cà rốt, dua hấu và khoai làng. Vitamin A giúp thị lực của trẻ phát triển tốt. Tránh xa những vấn đệ liên quan đến thị giác. Cùng các loại vitamin B, C,D, E cũng hỗ trợ cơ thể phát triển toàn diện và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trong bữa ăn của trẻ còn cần thêm các dưỡng chất nào?
Ngoài những nhóm dưỡng chất bắt buôc ở trên, mẹ cũng cần bổ sung thêm các nhóm chất thiết yếu khác cho cơ thể của trẻ, như là:
*Chất xơ:
Chất xơ là chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Giúp hệ tiêu hóa được ổn định. Giúp bé hạn chế được tình trạng táo bón. Những thực phẩm giàu chất xơ như là các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại trái cây và các loại đậu quen thuộc…
*Các nucleotide:
Đây là dạng RNA và DNA thường có nhiều trong sữa mẹ. Chúng có tác dụng giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và ổn định đường tiêu hóa của trẻ. Vì thế, trong giai đoạn ăn dặm, mẹ đừng bỏ quên việc uống sữa mẹ hoặc sữa công thức của bé nhé!
*Các axit béo thiết yếu:
Các loại axit này có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá chép, cá thu.., lòng đỏ trứng gà, các loại hạt, rau xanh, tôm, cua, mực… Tuy nhiên, để cho bé ăn các loại cá trên mẹ cũng cần để ý xem bé có hấp thu được không? Bé có bị dị ứng hay không rồi hãy cho bé ăn tiếp nhé!
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ cho bé 9 tháng ăn dặm đúng cách. Các mẹ có thể tham khảo và chia sẻ cho những mẹ bỉm sữa khác nhé!
Bài viết tham khảo:
–Bé 6 tháng ăn dặm cần lưu ý những điều gì?
–Bé 5 tháng tuổi ăn được hoa quả gì? (120)