Gợi ý cho mẹ các cách cai sữa cho bé hiệu quả
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với phụ nữ mới sinh nở thì mong muốn lớn nhất là có sữa cho bé bú. Thế nhưng, bé đến tuổi phải cai sữa thì lại là một điều khủng hoảng. Trên thực tế cho thấy, từ xưa hay đến thời nay, việc cai sữa cho bé vẫn luôn là “”nỗi ác mộng”” của các mẹ. Gần như các mẹ đều phải “”đánh vật”” hàng đêm để giúp bé cai sữa thành công. Vậy, phải làm sao để các mẹ có thể giúp bé cai sữa thành công?

Một số mẹo hay giúp mẹ cai sữa cho bé thành công
Việc cai ti mẹ nói chung đều vất vả. Vất vả vì bé khó cai, suốt ngày tìm ti me, vất vả vì mẹ và bé phải “tạm xa” nhau vài ngày để bé tập quen với việc ti bình hơn ti mẹ. Dù là cách cai nào cũng sẽ có những ưu điểm nhất định. Các mẹ hãy tham khảo các cách cai sữa cho bé dưới đây để xem cách nào phù hợp với mẹ và bé nhà mình nhé!
*Giảm dần số lần cho bé bú mẹ trong ngày
Để có thể cai sữa hiệu quả cho các bé, người mẹ cần chủ động giảm dần số lần ti trong 1 ngày của em bé. Thường thì các bé được mẹ cho cai sữa là khoảng trên 2 tuổi. Khi đó người mẹ đã phải đi làm nên việc một ngfay cho bé bú trung bình là khoảng 5 lần. Lúc này bé vẫn còn quen vói hơi sữa và việc bú mẹ. Vậy nên mẹ có thể giảm dần lượng ti xuống còn 2 đến 3 lần trên một ngày. Điều này vừa đảm bảo bé không bị khủng hoảng tâm lý vì phải xa mẹ mà bé được dần dần tập quen với việc rời ti mẹ. Đến khi trẻ quen dần mẹ hãy giảm số lần bú mẹ xuống chỉ còn 1 lần vào ban đêm. Sau dần người mẹ bỏ hẳn cả cữ đêm của bé, thay vào là cho bé ti bình. Như vậy việc cai ti mẹ cho bé xem như là đã thành công!
*Tách bé ra khỏi mẹ
Để thực hiện cách này, cả mẹ và bé đều cần phải quyết liệt.
Đa số, trong giai đoạn nuôi con nhỏ, các mẹ đều cho bé nằm ngủ chung để tiện cho việc bú mẹ vào mỗi đêm. Thế nhưng, giờ là lúc ta nên tách bé ra ngủ riêng hoặc ngủ với ông bà để bé quen với cảm giác không có ti mẹ. Ban đàu, bé sẽ cảm thấy rất khó chịu vì không được ti mẹ. Có thể bé sẽ quấy khóc, khó ngủ cả đêm làm ảnh hưởng tới mọi người trong gia đình. Vì thế mình mới nói cách này cần cả mẹ và bé đều phải quyết liệt.
Trong trường hợp bé khó khăn vì phải rời ti mẹ, mẹ có thể cho bé ngậm ti giả để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Mẹ hãy cho bé ăn uống thật no trước khi ngủ. Sau đó cho bé ngậm 1 chiếc ti già. Điều này giúp bé có một giấc ngủ sâu hơn và quên đi cảm giác thèm ti mẹ.
*Dùng cực hình mạnh
Đây là biện pháp nhiều mẹ mẹ phải sử dụng khi cả 2 cách trên đều vô ích:)))
Theo kinh nghiệm dân gian của các cụ để lại, các mẹ thường dùng thứ gì đó bôi lên đầu ti để khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và không đòi ti nữa. Ví dụ như là bôi mướp đắng, dầu gió, nhọ nồi… Từ đó hình thành trong bé cảm giác khó chịu và cảm thấy sợ hãi mỗi khi nhìn thấy ti của mẹ. Dần dần bé sợ ti và quên đi cảm giác thèm ti.
*Sử dụng thuốc cai sữa
Thuốc cai sữa mẹ là biện pháp rấy lên mạnh mẽ trong thời đại hiện nay. Các loại thuốc như này giúp làm giảm hoặc ngưng tiết sữa mẹ. Khiến mỗi khi bé ti nhưng không có sữa sẽ khiến bé cảm thấy chán nản và không thèm ti nữa.
Tuy nhiên, cách này vừa tốn kém lại có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ nếu sử dụng thước trong thời gian dài. Vì vậy, cách này mình chỉ đưa ra để mọi người tham khảo. Còn khuyến khích các mẹ áp dụng 3 cách nêu ở trên hơn. Khi muốn sử dụng thuốc các mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nha! Như vậy mới an toàn!
Lưu ý khi cai sữa cho bé

*Cần lựa chọn thời điểm cai sữa thích hợp
Lựa chọn thời điểm cai sữa là yếu tố cần thiết quyết định việc cai sữa có thành công hay không.
-Không lựa chọn thời điểm bé bị ốm. Khi bé bị ốm, sức đề kháng của cơ thể kém, lúc này bé rất cần đến sữa mẹ. Nếu mẹ cai sữa trong thời điểm này sẽ khiến cơ thể của bé yếu thêm. Bé có thể bị sụt cân. Vì vậy, cách cai sữa cho bé trong lúc này là không phù hợp.
-Không lựa chọn cai sữa cho bé khi bé chưa đủ 24 tháng tuổi Nếu mẹ vẫn đủ sữa để nuôi con tốt. Không vướng phải những nguyên nhân bất khả kháng thì đừng nên cai sữa cho con khi con chưa đủ 24 tháng.
*Đảm bảo bé không bị khủng hoảng tâm lý trong quá trình cai sữa mẹ
Có không ít các bé bị ảnh hưởng tới tâm lý sau quá trình cai sữa mẹ. Ví dụ, bé hay giật mình trong khi ngủ, khi ngủ hay quấy khóc, nói mê dù đã cai sữa thành công. Có thể trong quá trình cai sữa bé bị ảnh hưởng khá mạnh. Ví dụ như bé bị mẹ bỏ cho người khác lâu ngày. Hay mẹ dùng các biện pháp mạnh khiến mẹ hoảng sợ. Vì thế, để áp dụng thành công, mẹ hãy thử các biện pháp nhẹ nhàng trước. Đầu tiên là giảm số lần bú trong một ngày. Sau đó hay gửi bé chô ông bà nội ngoại chăm sóc, cho bé ngủ riêng ra… Như vậy việc cai sữa sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn!
Kết luận
Trên đây là các cách cai sữa các mẹ có thể tham khảo. Mình chia sẻ bài với này theo kinh nghiệm của chính bản thân mình đã trải qua 2 lần sinh nở. Hi vọng, bài viết sẽ giúp ích cho các bà mẹ đã, đang và sẽ trở thành mẹ bỉm sữa. Quá trình cai sữa của bé sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu cả mẹ và bé đều “”hợp tác”” :))
Cuối cùng, chúc cả mẹ và bé luôn vui vẻ và khỏe mạnh nha:))
Bài viết tham khảo:
–Giải đáp: Bé 1 tuổi có nên cai sữa không?
–Tổng hợp các loại trái cây cho bé ăn dặm