Bé không chịu ăn bột và biện pháp khắc phục
Thời điểm ăn dặm là khoảng thời gian tuyệt vời của mẹ và bé. Thế nhưng, nó cũng là thời gian khủng hoảng của không ít các bà mẹ. Lý do là bởi trẻ không chịu hợp tác, bé không chịu ăn bột, khiến mẹ cảm thấy căng thẳng và không biết phải làm sao.
Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ không chịu ăn bột? Biện pháp khắc phục ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn bột là gì?

Giai đoạn bắt đầu ăn dặm, hầu hết trẻ nào cũng đều tỏ ra rất hứng thú vì được làm quen với một dạng thức ăn mới. Thế nhưng, không phải lúc nào cũng thuận lợi như vậy. Lâu dần bé sẽ có biểu hiện ngúng ngẩy, lắc lắc tỏ vẻ không muốn ăn mỗi khi thấy mẹ bưng lên chén bột. Vì sao lại có biểu hiện như vậy? Dưới đây mình xin chỉ ra một số nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn bột. Các mẹ hãy so sánh với bé nhà mình để nắm được nguyên nhân của bé nhé!
*Nguyên nhân:
-Do trẻ thay đổi sinh lý:
Trong tất cả quá trình sinh trưởng của con người, sẽ có lúc con người cảm thấy chán ăn do thay đổi sinh lý bên trong cơ thể. Trẻ em cũng vậy, trẻ ăn có giai đoạn biếng ăn của chúng. Đây là giai đoạn khiến bố mẹ đau đầu nhất. Bởi khi trẻ chán ăn, lười ăn thì cơ thể sẽ phát triển kém hơn. Và 1 trong những nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn bột thì có thể là do trẻ có nhưng thay đổi sinh lý. Trẻ cảm thấy người mệt mỏi, ốm yếu, đau đớn ở đâu đó bên trong cơ thể nên không muốn ăn bột.
-Do trẻ được ăn dặm quá sớm
Khi trẻ được ăn dặm quá sớm, có thể từ lúc 3-4 tháng trẻ đã được mẹ cho ăn dặm. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ không muốn ăn bột. Bởi ở giai đoạn này, dinh dưỡng của trẻ vẫn chủ yếu là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vậy nên, nếu mẹ cho bé ăn bột vào giai đoạn này trẻ sẽ khó hấp thu và khó ăn. Cho nên ăn dặm quá sớm sẽ khiến trẻ không muốn ăn bột, mà đòi uống sữa mẹ hoặc sữa công thức.
-Do trẻ được ăn dặm quá muộn
Có không ít mẹ vì sợ con ăn dặm sớm sẽ bị đau dạ dày nên để đợi con 9, 10 tháng mới cho bé ăn dặm. Điều này sẽ khiến tác dụng ngược lại. Nếu trẻ ăn dặm quá muộn thì khi đó trẻ sẽ không còn hứng thú trong việc ăn bột nữa. Bởi khi đó trẻ sẽ có hứng thú với dạng thức ăn như sợi, cháo hạt, bún hoặc dạng nui… Thậm chí là cơm nát.Vì thế, khi mẹ cho bé ăn dặm quá muộn thì bột không còn là món mà trẻ thích thú nữa.
-Do mẹ nấu đi nấu lại một món khiến trẻ cảm thấy chán
Trẻ cũng giống như người lớn, trẻ có cảm nhận vị giác nên nếu được ăn mãi một món trẻ sẽ cảm thấy chán ngấy. Có nhiều mẹ vì công việc quá bận rộn nên nấu mãi một món bột khiến bé cảm thấy phát chán và dần dần trẻ không muốn ăn nữa. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất ở các mẹ đang có con trong giai đoạn ăn dặm.
-Do mẹ hay bố thúc ép trẻ quá mức
Hầu hết các bé được ăn dặm theo phương pháp truyền thống đều sợ điều này. Các bé bị ép ăn do mẹ hoặc bà nội. Con phải ăn hết suất ăn thì bà và mẹ mới yên tâm. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn. Nếu mẹ nào đang rơi vào tình trạng này cần sửa ngay để trẻ không bị tình trạng sợ hãi nữa nhé!
Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ không chịu ăn bột
Trong giai đoạn trẻ ăn dặm, để khắc phục được tình trạng trẻ không muốn ăn bột, các mẹ hãy thử các biện pháp sau nhé!
*Thay đổi phương pháp ăn dặm
Theo các phương pháp ăn dặm hiện đại ngày nay, như phương pháp ăn dặm BLW hay ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ sẽ không phải ních kích chuẩn bị từng đĩa bột nữa. Mà thay vào đó các mẹ sẽ chuẩn bị những món ăn bao gồm đủ chất đạm, chất béo và chất xơ trong mỗi bữa ăn cho bé. Kích thước và hình dạng mỗi món ăn mẹ chuẩn bị theo dàng sợ, dạng thanh mảnh để các bé dễ cầm và tự gặm nhấm. Đây là phương pháp ăn hiện đại được khoa học khuyên là nên áp dụng. Phương pháp này giúp bé độc lập trong ăn uống và giảm bớt áp lực trong bữa ăn cho trẻ. Vì trẻ được ăn theo nhu cầu của chính bản thân chứ không phải ăn dưới sự thúc ép của cha mẹ.
*Lên thực đơn hợp lý:
Để trẻ được ăn uống đủ chất và được làm quen với đa dạng các món ăn thì mẹ cần có 1 thực đơn cụ thể cho bé. Ví dụ, mẹ có thể lên thực đơn theo tuần hoặc tháng để tiện cho công việc của mẹ. Cũng tiện cho việc đi chợ để chuẩn bị thực phẩm cho bé. Mỗi bữa ăn của trẻ sẽ được mẹ kiểm soát và cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất. Giảm các bữa ăn bột và tăng các món như mì bún hoặc dạng súp. Như vậy vừa kích thích hứng thú ăn của trẻ hằng ngày, vừa giảm tình trạng biếng ăn ở trẻ.
*Tôn trọng nhu cầu ăn uống của trẻ:
Cha mẹ hãy tôn trọng nhu cầu ăn uống của trẻ trong mỗi bữa ăn. Không bắt trẻ ăn quá nhiếu khi trẻ đã có dấu hiệu muốn dừng lại. Trẻ cũng như người lớn, trẻ cũng có lúc đói lúc no. Khi trẻ đã không muốn ăn nữa nghĩa là trẻ đã cảm thấy no hoặc đã chán. Nên bố mẹ không cần thúc ép con ăn thêm. Hãy tôn trọng trẻ khi trẻ đã không muốn ăn nữa mà thay vào đó bố mẹ hãy chuẩn bị cho bé bữa phụ khác để trẻ cảm thấy kích thích hơn.
Kết luận
Trẻ không chịu ăn hay biếng ăn cũng đều có nguyên do của nó. Bố mẹ hãy luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ để có biện pháp khắc phục hợp lý nhé! Hãy luôn là người thấu hiểu con trẻ chứ đừng ép trẻ ăn khi trẻ đã không muốn ăn. Lúc đó sẽ có tác dụng ngược lại không như chúng ta mong muốn!
Bài viết tham khảo:
–Bí quyết giúp mẹ cho bé ăn dặm đúng cách, nuôi con nhàn tênh!
–Bột ăn dặm Hipp dành cho bé mấy tháng tuổi?
Ăn dặm kiểu truyền thống và những sai lầm "muôn thuở" dặm truyền thống
14 Tháng Một, 2021 @ 3:35 chiều
[…] –Bé không chịu ăn bột và biện pháp khắc phục […]