(142)Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Chắc chắn với các mẹ 1 điều rằng: bé 7 tháng tuổi thì bé nào cũng đã ăn dặm. Có bé đã ăn dặm sớm thì khoảng 3 tháng trước đó. Còn bé nào ăn dặm muộn thì khoảng 1 tháng trước đó. Vậy bé 7 tháng tuổi thì ăn dặm mấy bữa 1 ngày là hợp lý? Chúng ta hãy cùng đi hết bài viết để tìm ra câu trả lời nhé!

Bé 7 tháng tuổi phát triển như thế nào?
Bé 7 tháng tuổi cơ bản đã làm được khá nhiều trò. Các kỹ năng vận động thô, vận động tinh cũng nhanh nhẹn hơn rất nhiều. Cũng ở giai đoạn này, mọi phản ứng của trẻ đối với tác động của thế giới bên ngoài cũng trở lên nhanh nhạy hơn.
Bé đã có thể tự bò một cách thành thạo. Với tay lấy những thứ mà bé thích. Thậm chí dùng tay chân gạt đổ mọi thứ làm trẻ không hài lòng. Bé tự ý vứt đồ chơi ra chỗ khác, rồi lại di chuyển để lấy được món đồ ấy. Ngoài giờ ăn và ngủ, hầu hết mọi thời gian còn lại của bé là hoạt động bò trườn và chơi.
Nhiều bé 7 tháng tuổi đã rất cứng cáp, có thể đứng vịn và đi men. Đôi bàn chân của chúng có phần cứng cáp hơn rất nhiều. Nếu có sự giúp đỡ của bố mẹ có khi bé đã lững chững đi được 1-2 bước. Cùng với đôi bàn chân thoăn thoắt và đôi bàn tay đầy sự khéo léo và trải nghiệm. Bé tha hồ cầm nắm mọi thứ xung quanh và cho vào miệng một cách điêu luyện. Ở giai đoạn này, bất cứ thứ gì bé cũng có thể cho vào miệng. Kể cả những thứ không ăn được. Vậy nên tầm này bố mẹ cần rất sát sao các bé nhà mình nhé!
Bé đã có sự cảm nhận về các giai điệu. Bất cứ khi nào nghe được một vài giai điệu nào đó, trẻ có thể cảm nhận và đung đưa theo từng điệu nhạc. Đây là khi thính giác và trí não cửa bé đã phát triển đầy đủ. Vì vậy bé cũng cảm nhận được nhiều hơn về âm nhạc
Bé 7 tháng tuổi đã ăn dặm chưa? Và nên ăn như thế nào cho đúng?

Bé 7 tháng tuổi hoàn toàn có thể ăn dặm được rồi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện dần. Bé hoàn toàn có thể ăn được cháo ninh nhuyễn kèm với các loại thực phẩm như thịt, trứng, cá…cùng với các loại rau củ quả đa dạng. Thế nhưng, bố mẹ đừng quên vẫn cần đảm bảo đủ lượng sữa hằng ngày của trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ vẫn cần được bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức bên cạnh việc ăn dặm.
Mặc đù ở giai đoạn này bé đã ăn được đa dạng các thức ăn hơn trước. Thế nhưng mẹ không vì thế mà bỏ qua các cữ sữa của bé. Bởi vì, thực chất ăn dặm ở giai đoạn này vẫn chỉ mang tính chất tập luyện dần. Còn nguồn dinh dưỡng chính của các bé vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Khi lựa chọn các loại thực phẩm cho bé ăn dặm. Mẹ cần đảm bảo nguồn thực phẩm tươi sạch và rõ nguồn gốc. Ngoài ra. mẹ cần quan sát xem bé có hứng thú với thực phẩm nào để kịp thời bổ sung. Tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ. Bố mẹ nên cho bé có thời gian khám phá và thưởng thức các món ăn mới và lạ.
Trong trường hợp bé lắc đầu, mồm ngậm chặt nghĩa là bé muốn dừng lại. Lúc này bố mẹ không nên ép con ăn thêm sẽ khiến bé sợ hãi. Bố mẹ có thể thay thế bằng một món ăn tráng miệng khác. Hoặc có thể dừng lại cho bé và tiếp tục khẩu phần ăn vào bữa ăn phụ sau. Như vậy, khi đến các bữa ăn tiếp theo bé sẽ không cảm thấy sợ hãi.
Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày là hợp lý?
Trẻ 7 tháng tuổi đã có nhiều hoạt động trong ngày hơn. Đồng nghĩa với việc trẻ tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Vì vậy, mọi bữa ăn của trẻ đều rất quan trọng. Bố mẹ có thể cho bé ăn vào 3 bữa chính mỗi ngày là sáng, trưa, và chiều tối. Đồng thời mẹ có thể đan xem thêm 2 bữa ăn phụ, nghĩa là đồ ăn nhẹ lót dạ vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều.
Ngoài ra, mẹ hãy đảm bảo đủ cho bé được bú từ 500-700ml sữa mỗi ngày. Khoảng vài tháng sau đó thì lượng sữa có thể giảm đi và khẩu phần ăn cùng với số lượng ăn thì tăng lên đôi chút. Mẹ cùng đừng quên thực đơn hằng ngày của mẹ phải đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho bé. Mẹ cũng đừng cho bé ăn mãi một món sẽ khiến bé dễ chán ăn. Cùng với đó có thể làm mất cân bằng dinh dưỡng. Ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm
-Mẹ hãy lựa chọn các loại thực phẩm an toàn và cho bé thử ăn từng chút một. Đồng thời quan sát trẻ 3-4 ngày xem bé có phản ứng gì đối với thực phẩm ấy không?
-Khi trẻ đã quen với thức ăn mới, bố mẹ tiếp tục cho bé thử thực phẩm khác để trẻ tập làm quen dần với các loại thực phẩm.
-Khi bé quấy khóc và không muốn ăn. Đừng cố ép trẻ ăn. Hãy dừng lại và tìm hiểu nguyên nhân vì sao hôm nay con không chịu ăn để tìm cách khắc phục.
-Bố mẹ nên lựa chọn loại thìa (muỗng) dễ xúc và phù hợp với khoang miệng của trẻ. Không nên sử dụng thìa quá to hoặc quá bé sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn của trẻ.
-Bố mẹ nên nấu cháo cho bé với các loại thực phẩm đa dạng. Kết hợp và thay đổi cách chế biến thường xuyên để đa dạng các bữa ăn và làm phong phú thêm khẩu vị của trẻ.
-Bố mẹ đừng quên nhóm chất béo từ dầu ăn dành cho trẻ em. Đây là loại chất béo an toàn và cần có khi nấu cháo cho trẻ.
-Nếu nấu cháo trứng gà, bố mẹ chỉ nên lấy lòng đỏ trứng gà, bỏ phần lòng trắng vì lòng trắng trứng dễ khiến bé bị đầy bụng. Ngoài ra, khi nấu cháo trứng gà cần phải được nấu chín để đảm bảo đường ruột của bé không bị nhiễm khuẩn.
Sản Phẩm :
Kết luận
Vậy bé 7 tháng tuổi cần ăn 3 bữa một ngày. Vào các bữa chính là sáng, trưa và chiếu tối. Cùng với 2 bữa ăn phụ là giữa buổi sáng và giữa buổi chiều. Ngoài ra, bố mẹ đừng quên các cữ sữa của con nhé!
Bài viết tham khảo:
–Bé ăn bột đến mấy tháng thì chuyển sang ăn cháo?
–Bé mấy tháng tuổi ăn được yến mạch?