Phải làm sao khi bé lười ăn dặm?
Trong giai đoạn ăn dặm, sẽ gặm không ít những khó khăn dành cho các mẹ. Và vấn đề bé lười ăn dặm cũng khiến mẹ rất đau đầu. Vậy vì sao bé lười ăn dặm? Và phải làm gì khi bé không chịu ăn dặm?
Biểu hiện của việc bé không chịu ăn dặm?
Trong thời gian nuôi con nhỏ, sẽ không ít lần các mẹ phải chứng kiến việc bé biếng ăn. Nguyên nhân có thể là do biếng ăn sinh lý hoặc biếng ăn bệnh lý. Thế nhưng dù là vì lý do gì cũng khiến các mẹ cảm thấy rất mệt mỏi và áp lực.
Trong giai đoạn ăn dặm cũng vậy, sẽ có khoảng thời gian bé lười ăn dặm. Mặc dù vẫn biết nguồn dinh dưỡng chính của bé ở giai đoạn ăn là sữa mẹ. Bé ăn cũng được không ăn cũng được miễn sao bé chịu uống sữa hoặc ti mẹ là bé vẫn có chất dinh dưỡng trong người. Có không ít người quan niệm như thế. Thế nhưng, một vài bữa trẻ lười ăn dặm thì sao sao. Chứ tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ.

Vậy, biểu hiện của việc trẻ không chịu ăn dặm là gì?
-Trẻ quấy khóc khi đến bữa ăn
-Trẻ không chịu nuốt thức ăn và cứ lè thức ăn ra khỏi miệng
-Thời gian bữa ăn kéo dài chừng nửa tiếng đến 1 tiếng đồng hồ hoặc hơn
-Bé có hành động đạp bàn, vung tay vung chân mỗi khi mẹ ép bé ăn bột
-Đầu lắc ngậy ngậy và mồm thì ngập thức ăn không chịu nuốt hoặc không chịu nhè ra.
-Trẻ không thấy hứng thú với món ăn mà mẹ đã chế biến.
-Trẻ ăn thụ động không cảm thấy ngon miệng khi ăn.
-Trẻ đòi ti sữa mẹ hoặc sữa công thức thay vì phải ăn bột ăn dặm.
-Trẻ lười nhai, lười nuốt.
Có thể mỗi trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Thế nhưng, trên đây là các biểu hiện thường gặp và biểu hiện rõ ràng nhất. Các mẹ có thể tham khảo để soi xét với bé nhà mình xem bé có biểu hiện không chịu ăn dặm không nhé!
Tìm hiểu nguyên nhân khiến bé lười ăn dặm và cách khắc phục

Nhiều mẹ cứ nghì bé lười ăn dặm đơn thuần, chỉ vài bữa là hết rồi bé sẽ tự chịu ăn trở lại. Thế nhưng, cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Chúng ta hãy tìm hiểu một vài nguyên nhân sau đây xem sao nhé!
*Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm
Ăn dặm quá sớm cũng là một nguyên nhân khiến trẻ lười ăn dặm. Bởi khi ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của trẻ còn quá non nớt. chưa thể tiêu hóa được thức ăn. Điều này khiến cho đường tiêu hóa của trẻ gặp một số vấn đề. Làm giảm khả năng kích thích ăn uống của trẻ. Từ đó khiến trẻ lười ăn dặm. Cứ thấy mẹ bưng đĩa bột lên là khóc và nhất định không chịu ăn.
*Mẹ cho bé ăn mãi 1 món ăn dặm
Người lớn chúng ta ăn mãi một món cũng không thể ăn nổi. Bởi khi đó vị giác đã chai dần và không còn cảm giác thèm ăn nữa. Vậy nên, nếu mẹ cho bé ăn mãi một món bột ăn dặm sẽ khiến trẻ chán và không muốn ăn cũng là điều dễ hiểu. Mẹ cần lưu ý điều này để lên kế hoạch thực đơn cho cụ thể nhé! Tránh lặp lại 1 món ăn nhiều lần.
*Mẹ cho bé ăn những món bé không thích
Vị giác của trẻ khá nhạy bén. Trẻ tuy nhỏ nhưng cũng cảm nhận được khẩu vị của từng món ăn. Những món ăn kích thích sự thèm thuồng của trẻ, gây được hứng thú của trẻ sẽ khiến trẻ thích ăn và muốn ăn nữa. Còn những món nếu không hợp khẩu vị chắc chắn trẻ sẽ không muốn ăn. Vậy nên mẹ cần nắm được khẩu vị của con trẻ. Khi cho bé ăn thử 1 vài thực phẩm mới lạ thì mẹ nên theo dõi trẻ. Nếu trẻ cảm thấy thích sẽ cho trẻ ăn tiếp để thêm phần kích thích trẻ ăn. Còn khi trẻ có biểu hiện muốn dừng lại thì mẹ không nên tiếp tục cho bé ăn thực phẩm đó nữa. Mà hãy thay thế bằng thực phẩm khác để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.
*Loại bột mẹ lựa chọn chưa hấp dẫn trẻ:
Nói về bột ăn dặm thì trên thị trường có rất nhiều loại. Mỗi loại đều có hương vị khác nhau. Vị rau củ, vị ngọt, vị mặn, … Có thể loại bột ăn dặm mẹ lựa chọn chưa thật sự hấp dẫn với khẩu vị của trẻ. Nếu như vậy thì mẹ có thể lựa chọn loại bột ngọt hoặc có vị hoa quả đối với trẻ mới bắt đầu ăn. Vị ngọt giống với vị sữa sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Sau chừng vài tháng mẹ hãy tập dần cho bé làm quen với bột mặn. Mẹ có thể pha bột loãng hơn chút. Như vậy trẻ sẽ dễ ăn hơn.
Còn đối với các bé được mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm hiện đại. Mẹ cần “”trang điểm”” cho những bữa ăn của bé thật hấp dẫn và bắt mắt. Mục đích là để thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ tò mò và muốn khám phá về món ăn đó. Đây cũng là cách giúp bé kích thích hơn trong mỗi bữa ăn.
*Trẻ bị ốm
Đây có thể là chứng biếng ăn bệnh lý. Cơ thể trẻ bỗng dưng mệt mỏi do bé mọc răng hoặc bị ốm hoặc bất thường ở đâu đó trong cơ thể. Khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và không còn muốn ăn nữa. Nếu cơ thể trẻ mệt mỏi và có dấu hiệu bất thường trong sức khỏe của trẻ, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ. Để bác sĩ giúp mẹ nắm bắt được bệnh tình của trẻ để mẹ tiện chăm sóc nhé!
Kết luận
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ lười ăn dặm. Bố mẹ cần quan sát kỹ con em nhà mình để kịp thời tìm ra nguyên nhân. Từ đó đưa ra biện pháp khắc phục cụ thể nhé! Cố gắng hết mức để tình trạng lười ăn dặm không kéo dài. Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của bé sau này. Còn đối với các bé lười ăn dặm do sức khỏe không được tốt hoặc bé mắc chứng bệnh gì đó thì bố mẹ cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nhỉ để có cách tốt nhất chăm sóc cho bé. Đến khi sức khỏe bé ổn định thì mẹ và bé hãy tiếp tục công cuộc ăn dặm cũng chưa muộn!
Bài viết tham khảo:
–Bé 4 tháng ăn dặm bột gì và lịch ăn ra sao?
–Bé ăn bột đến mấy tháng thì chuyển sang ăn cháo?