Những quan niệm sai lầm về phương pháp ăn dặm blw
Mặc dù phường pháp blw không còn mới lạ với các mẹ bỉm sữa Việt Nam hiện nay. Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những quan niệm sai lầm về phương pháp này. Vậy thử hỏi, những quan niệm này từ đâu mà ra? Từ những người thiếu hiểu biết về blw hay những người chưa bao giờ tìm hiểu về blw?… Dù là xuất phát từ đâu thì chúng ta cũng cần biết và làm rõ những quan niệm sai lầm đó !
Khái niệm về blw
Ăn dặm blw là viết tắt của ăn dặm Baby led weaning. Đây là một phương pháp ăn dặm hiện đại được nhiều bà mẹ bỉm sữa áp dụng hiện nay. Nói cách khác, đây là phương pháp ăn dặm do bé tự quyết định. Mẹ sẽ được quyền tự quyết định mình sẽ ăn gì và không ăn gì.
Đây là kiểu ăn cho phép bé tự mình ăn bằng cách bốc ăn. Không hề xay nhuyễn thức ăn hay người khác đút thức ăn cho. Trẻ sẽ được ngồi vào bàn ghế ăn riêng của mình và ngồi ăn cùng bữa với gia đình hoặc ngồi ăn 1 mình. Bé sẽ được tự ý quyết định bé sẽ ăn món gì trong những món mà mẹ đã chuẩn bị riêng cho bé. Bằng cách bé sẽ tự bốc thức ăn vào miệng và sau này sẽ tự đút bằng thìa, dĩa.
Khi áp dụng phương pháp này thành công, sẽ đem lại cho bé những lợi ích tuyệt vời. Bé sẽ được tự khám phá mùi vị, màu sắc và cấu trúc của từng món ăn. Bên cạnh đó, bé sẽ sớm hình thành được khả năng tự lập trong ăn uống. Phát triển kỹ năng nhai, kỹ năng ăn thô sớm, phát triển vận động cơ hàm và miệng của trẻ. Hơn nữa, phương pháp này giúp hạn chế tình trạng kén ăn của trẻ. Kể cả tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Mỗi bữa ăn sẽ không còn là “những cuộc chiến” với trẻ. Thay vào đó, bé cảm thấy hứng thú mỗi khi được ngồi vào bàn ăn và chiêm ngưỡng những món ăn mà mẹ đã chuẩn bị.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì tất cả những đứa trẻ khỏe mạnh đều có thể tự ăn từ lúc 6 tháng. Trừ những đứa trẻ bệnh tật, ốm yếu mới cần có sự chăm bón đặc biệt của bố mẹ.
Những quan niệm sai lầm về phương pháp blw
Dưới đây sẽ là những quan niệm sai lầm về blw khi cho bé ăn dặm. Các mẹ hãy làm rõ và cùng thấu hiểu nhé!
*Trẻ ăn thô sớm ảnh hưởng tới dạ dày

Có nhiều người cho rằng trẻ ăn thô sớm sẽ ảnh hưởng tới dạ dày của trẻ. Nhưng mọi người lại không nghĩ rằng. Trước khi thức ăn được đưa xuống dạ dày thì chúng đã được làm nhỏ bằng lưỡi, răng và các cơ của khoang miệng.
Mẹ sẽ chuẩn bị thức ăn dành cho bé với dạng kích thước vừa đủ, thích hợp với giai đoạn của từng trẻ. Và trước khi bé nhuốt thức ăn xuống dạ dày thì thức ăn đã được làm nhỏ trước đó rồi. Điều này là hoàn toàn bình thường và phù hợp.
Hơn nữa, ăn thô không hại cho dạ dày mà nó còn giúp cho dạ dày và ruột của bé hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, ăn thô giúp bé tự lượng được khối thức ăn nào là vừa phải để bé có thể dễ nuốt. Điều nay bé hoàn toàn phải tự thực hiện chứ không thể nhờ mẹ hoặc ai khác làm cho. Nếu bé cảm thấy miếng thức ăn nào quá to khiến bé không thể nuốt được thì bé sẽ tự phải làm nhỏ thức ăn sau đó mới nuốt tiếp.
Thêm nữa, khi bé nhai thức ăn kết hợp với việc tiết nước bọt vào thức ăn tức là trộn amylase vào thức ăn đó sẽ giúp cho dạ dày co bóp tốt hơn. Còn với các bé ăn cháo, bột xay nhuyễn chủ yếu bé sẽ nuốt luôn chứ không cần nhai. Đồng nghĩa với việc không tiết ra dịch vị.
*Trẻ dễ bị hóc
Trên thực tế, bé trên 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu tự ăn uống để phát triển kỹ năng nhai của cơ hàm. Có thể, theo ăn dặm blw trẻ sẽ bị hóc tròng vài lần đầu. Và sau khi trẻ đã quen ăn theo kiểu này thì blw lại giúp bé tự kiểm soát được lượng thức ăn trong miệng. Giúp bé học được cách an toàn trong ăn uống.
*Trẻ ăn không được nhiều
Như các mẹ đã biết, trẻ dưới 1 tuổi, nguồn cung cấp dưỡng chất chủ yếu cho các bé vẫn là sữa mẹ. Hoặc có một số bé phải uống sữa công thức. Vì thế, việc bé ăn được nhiều hay không không quan trọng. Bởi đây vẫn là giai đoạn trẻ tập ăn dặm. Quan trọng là trẻ vẫn có thể làm quen và thích nghi dần lối ăn uống mới. Và hơn hết là trẻ biết ăn thô.
*Trẻ không có răng làm sao nhai được?

Theo khoa học đã chứng minh, răng chỉ là một trong những công cụ của khoang miệng chỉ để nhai. Còn động tác nhai nhằm nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày là cần có sự phối hợp giữa lưỡi và các cơ trong miệng. Có thể các mẹ chưa biết, từ lúc 7 tháng tuổi bé đã có phản xạ nhai. Và đây là phản xạ rất quan trọng để trẻ bắt đầu tập ăn thô.
Khi bé trên 1 tuổi mà không có phản xạ nhai thì phản xạ này sẽ dần mất đi. Mà cứ như vậy trẻ sẽ chỉ nuốt chửng những thức ăn dạng lỏng, sệt và sẽ càng khó khăn hơn trong việc tập ăn thô. Đến lúc đó việc trẻ có đủ răng hay chưa không còn quan trọng nữa.
*Thức ăn nhạt như vậy sao trẻ ăn được?
Thật ra, mỗi loại thực phẩm đều có vị của chúng. Chỉ là người lớn chúng ta quen ăn thêm gia vị nên dần dần không còn cảm nhận được vị thật sự của từng thức ăn.
Đối với trẻ em ở giai đoạn ăn dặm, các chuyên gia đã khuyến cáo không nên nêm thêm gia vị. Bởi chức năng thận của trẻ còn quá non nớt. Nếu thêm gia vị như người lớn vẫn ăn thì với trẻ là quá mặn. Khi đó thận của trẻ sẽ phải làm việc nhiều hơn. Dần dần chức năng thận của trre bị suy yếu và ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.
Cách tốt nhất là mẹ không cần nêm gia vị vào thức ăn cho bé. Hãy để bé tự thưởng thức và khám phá đúng hương vị của từng loại thức ăn. Như vậy sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ hơn.
Kết luận
Bài viết trên đã giải đáp hết những sai lầm về phương pháp ăn dặm blw. Hi vọng mẹ hãy thấu hiểu và cùng con có quãng thời gian ăn dặm “không còn là cuộc chiến” nữa nha:)))
–Phương pháp ăn dặm BLW cho bé 1 tuổi có tốt không?
–Phương pháp ăn dặm BLW là gì?
Hãy cùng lên thực đơn ăn dặm blw cho bé 10 tháng tuổi bé 10 tháng
28 Tháng Mười Hai, 2020 @ 12:05 sáng
[…] –Những quan niệm sai lầm về phương pháp ăn dặm blw […]
ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
5 Tháng Một, 2021 @ 9:25 sáng
[…] –Những quan niệm sai lầm về phương pháp ăn dặm blw […]