Bé mới tập ăn dặm ngày ăn mấy lần là hợp lý?
Ăn dặm được coi là bước ngoặt đầu tiên trong đời mỗi đứa trẻ. Các mẹ bỉm sữa rất chăm chút và nghiên cứu kỹ các món ăn bổ dưỡng để chuẩn bị cho bé. Việc bé chịu ăn và hợp tác là niềm vui lớn nhất của các bà mẹ. Vậy, khi bé mới tập ăn dặm thì ăn dặm ngày mấy lần là hợp lý?
Ăn dặm là gì?
Ăn dặm được xem là bước chuyển lớn của cuộc đời mỗi đứa trẻ. Là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn thêm thức ăn ngoài bên cạnh việc bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ở giai đoạn này, vì bé không phải chỉ ăn mỗi sữa ngoài hay sữa công thức. Mà bên cạnh đó trẻ sẽ được làm quen với các thực phẩm như thịt, trứng, cá và các loại rau củ. Chính vì thế, khi trẻ đến giai đoạn ăn dặm mẹ cần bảo đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Việc lên thực đơn theo tuần là rất quan trọng.
Đây là quá trình gian nan nhưng cũng rất thú vị đối với cả mẹ và bé. Độ tuổi bắt đầu cho bé ăn dặm là từ 5 – 6 tháng tuổi. Khi bắt đầu ăn dặm, bé sẽ được tập ăn dạng thức ăn từ lỏng đến đặc dần. Sau cùng là dạng miếng. Kết quả cuối cùng trẻ sẽ tiến đến tập ăn cơm và các dạng thức ăn khác nhau. Các bà mẹ không thẻ vội và mà đốt cháy giai đoạn. Mẹ cho bé tập ăn dần dần với các dạng thực phẩm khác nhau để trẻ thích ứng.
Trẻ ăn dặm khi nào thì hợp lý?

Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm và đặt ra cho các chuyên gia. Trẻ ăn dặm lúc nào là hợp lý?
Mặc dù theo các chuyên gia, trẻ từ 5-6 tháng là có thể bắt đầu ăn dặm. Thế nhưng, các mẹ hãy lưu ý thêm nữa là khi trẻ có các dấu hiệu sẵn sàng của việc ăn dặm thì hãy bắt đầu cho bé. Bởi, đối với các bé 5-6 tháng phát triển bình thường thì việc ăn dặm là hoàn toàn hợp lý. Thế nhưng, có những bé kém hơn một chút, mặc dù 5-6 tháng nhưng vẫn chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm thì mẹ nên xem xét kỹ hơn.
*Các dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm:
-Về cử động môi miệng của bé tốt. Bé có thể nuốt được thức ăn dạng sền sệt khi mẹ đưa thức ăn vào miệng.
-Bé cứng cổ. Có thể nâng đỡ vững chắc cơ đầu và cổ.
-Bé lật người một cách thành thạo, không cần sự giúp đỡ của người khác.
-Bé đã biết ngồi vững hoặc ngồi tựa lưng.
-Bé có phản ứng ngoảnh đầu đi chỗ khác khi không muốn ăn món ăn nào đó. Hoặc bé có biểu hiện thích thú khi được người khác cho đồ ăn hoặc thứ gì đó mà bé thích.
-Bé biết với tay thể hiện sự thích thú khi mẹ đưa đồ ăn ra trước mặt.
Đây là những biểu hiện cơ bản cho thấy bé sẵn sàng cho công cuộc ăn dặm của mình. Mẹ hãy nghiên cứu và xem xét với bé nhà mình nhé!
Bé mới tập ăn dặm ngày ăn mấy lần là hợp lý?
Bé mấy tháng ăn dặm và ăn ở mức độ nào là phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Các mẹ nên theo dõi tín hiệu từ phía bé nhà mình để kịp thời nhận biết.Không nên ép trẻ ăn quá nhiều vì như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn. Hơn nữa sẽ khiến dạ dày của trẻ làm việc quá sức dẫn tới hại nhiều hơn lợi. Dưới đây tôi sẽ đưa ra chi tiết từng tháng với số lượng ăn kèm theo để các mẹ tham khảo!
*Đối với trẻ 4 tháng tuổi:
Có không ít trẻ được mẹ cho ăn dặm sớm vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn rất non nớt. Vậy nên, những trẻ được ăn dặm sớm từ lúc 4 tháng chỉ nên ăn dặm 1 ngày 1 lần vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Với khẩu phần vừa phải, chỉ bằng 1 chén bột là vừa. Mẹ không nên ép con ăn nhiều hơn kể cả trẻ vẫn đang thòm thẻm ăn tiếp.
*Đối với trẻ 5 tháng tuổi:
Giai đoạn này, mẹ hãy chia làm 2 bữa. Đối với các bé ăn dặm từ 4 tháng thì mẹ có thể cho ăn làm 2 bữa/ngày. Còn đối với các bé tháng thứ 5 mới bắt đầu ăn dặm thì chỉ cần ăn 1 bữa/ngày là đủ. Các mẹ cần dựa thêm vào đặc điểm của con để chia bữa ăn cho hợp lý nhé!
*Đối với trẻ 6 tháng tuổi:
Trẻ 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa đang dần được hoàn thiện. Vì thế, ở giai đoạn 6 tháng bắt đầu tập ăn dặm mẹ có thể cho ăn 2 bữa/ ngày là hợp lý. Một bữa vào buổi sáng khoảng 8-9h sáng và một bữa vào khoảng 3-4h chiều. Mẹ nên cách xa 2 bữa như vậy để trẻ kịp thời tiêu hóa thức ăn mà không bị đầy bụng. Vào bữa ăn trẻ sẽ cảm thấy ngon miệng hơn.
*Đối với trẻ 7 tháng tuổi:
Trẻ 7 tháng tuổi mẹ có thể cho ăn từ 2-3 bữa/ngày chia đúng vào các bữa chính của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ có thể làm quen được nhiều thực phẩm khác nhiều hơn. Các món trẻ ăn cũng đa dạng hơn. Ngoài 3 bữa ăn chính mẹ nên đan xen thêm 2 bữa phụ vào lúc giữa buổi sáng hoặc giữa buổi chiều cho bé nhé!
*Đối với các bé từ 8 tháng trở lên:
Từ 8 tháng trở lên, mẹ nên cho bé ăn cháo ninh nhừ hoặc cháo hạt vào 3 bữa chính/ngày. Thêm với 2 bữa ăn phụ vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều cho bé. Từ giai đoạn này trở đi mẹ nên tập cho bé ăn đa dạng các thức ăn khác nhau nhé! Điều này giúp bé không còn lạ lẫm với các dạng thức ăn khác nhau. Hơn nữa, bé cũng được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Mẹ nên chú ý, từ tháng này trở đi mẹ cần đảm bảo cân bằng 4 nhóm dưỡng chất cho bé. Để cơ thể bé được phát triển hoàn thiện hơn. Mặc khác, để tránh làm mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể của bé. Sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Kết luận
Như vậy, trên đây đã giải thích được hết thắc mắc về câu hỏi : Bé mới tập ăn dặm ngày ăn mấy lần? Các mẹ hãy tham khảo và lên thực đơn hàng tuần cho bé để bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mẹ nhé!
Bài viết tham khảo:
–Ăn dặm kiểu truyền thống và những sai lầm “muôn thuở”
–Tổng hợp các kiểu ăn dặm thịnh hành hiện nay