Những điều cần chú ý khi chuẩn bị ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Giai đoạn bé 7 tháng tuổi là giai đoạn bé vẫn đang làm quen với hình thức ăn dặm. Do vậy, việc ăn dặm của bé sẽ cần nhiều điều mẹ cần chú ý. Trong bài viết dưới đây mình sẽ chỉ ra những điều cần chú ý khi chuẩn bị ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi. Các mẹ cần tham khảo nhé!
Những điều cần chú ý khi chuẩn bị ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

*Tâm thế sẵn sàng ăn dặm
Với trẻ 7 tháng tuổi đã có nhũng kỹ năng vận động nhất định. Trẻ đạt được những bước nhảy vọt về khả năng vận động tinh và vận động thô. Vận động tinh là việc điều khiển vàn tay và các ngón tay một cách uyển chuyển. Vận động thô là việc trẻ biết phối hợp các nhóm cơ lớn như cánh tay và cẳng chân. Tất cả những cử động này đều có liên quan đến nhau. Nó là bước khởi đầu chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm và những cử động khác. Trong đó ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng với trẻ.
Trẻ biết sử dụng các ngón tay để cầm nắm, giữ được nhiều đồ vật cũng như đồ ăn. Biết sử dụng các ngón tay đưa đồ ăn vào miệng. Trong giai đoạn này, trẻ cũng có thể tự ngồi dậy, nhìn ngắm xung quanh, tư thế ngồi vững chắc hơn. Đây cũng là những điều kiện cho thấy trẻ đã sẵn sàng để làm quen dần cho việc ăn dặm – một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ.
*Chú ý về dinh dưỡng của trẻ 7 tháng

Ở giai đoạn này, bố mẹ nên chia ra làm 3 bữa mỗi ngày cho trẻ. Bữa sáng, bữa trưa và bữa chiều tối. Đồng thời đan xen các bữa ăn phụ là giữa buổi sáng hoặc xế chiều.
Bố mẹ cần nhớ sữa vẫn là món ăn không thể thiếu với trẻ 7 tháng tuổi. Đây chính là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho bé. Mỗi ngày với bé 7 tháng cần khoảng 700- 900ml sữa mỗi ngày. Sau khoáng 2 tháng khi trẻ đã quen với việc ăn như vậy và khi trẻ cứng cáp hơn thì nên cho trẻ ăn chung với gia đình nhưng làm riêng món ăn của trẻ.
Các bữa chính mẹ nên cho bé ăn cháo hoặc bột. Còn các bữa phụ mẹ nên đan xen các món như sữa chua, váng sữa, phô mai, bánh… cho bé dễ tiêu hóa.
*Thực phẩm ăn dặm
Nếu mẹ còn chưa biết nên chọn thực phẩm nào cho bé thì hãy đi tiếp bài viết dưới đây:
-Đầu tiên, bố mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm chính và lành như thịt, cá, trứng, đậu, các loại hạt hay ngũ cốc. Bên cạnh đó là các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, bắp, khoai hoặc mì. Cuối cùng là các loại rau xanh như cải bẹ xanh, rau ngót, súp lơ, cà rốt, rau củ khoang (rau khoai lang), mồng tơi… Mẹ nên nhớ cần phải đảm bảo cho trẻ đủ các chất dinh dưỡng để trẻ không bị mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
Khi chế biến thức ăn, mẹ nên chuẩn bị cho bé từ 2 món trở lên. Kết hợp việc trưng bày cho bắt mắt. Như vậy sẽ kích thích các giác quan của trẻ. Giúp trẻ hứng thú hơn trong mỗi bữa ăn.
Trẻ 7 tháng tuổi cấn được bổ sung các loại rau củ quả, kết hợp với các chất khoáng và vitamin cần thiết cho sự phát triển của con. Bố mẹ có thể thêm cho bé cốc nước ép hoa qua sau khi trẻ ăn xong khoảng nửa tiếng hoặc một số đồ ăn nhẹ để trẻ tráng miệng.
*Có nên lấy nước hầm xương để nấu cháo cho trẻ?
Theo quan niệm của các bà, nước hầm xương có vị ngọt tự nhiên, sử dụng nước hầm xương để nấu cháo cho trẻ là rất tốt. Thế nhưng, theo các nghiên cứu cho thấy, trong nước hầm xương chỉ tạo cảm giác ngon miệng và thậm chí chứa rất ít canxi.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước hầm xương bò được ninh trong vòng 7 giờ chỉ cho ra được 7mg canxi trong một cốc nước xương 240ml. Thấp hơn rất nhiều so với hàm lượng canxi chứa trong sữa. Hơn nữa, tủy của xương chứa nhiều chất béo của động vật, khiến trẻ nhỏ ăn vào và rất khó hấp thụ. Đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi. Thậm chí nếu cho trẻ ăn cháo với nước hầm xương lâu dài trẻ còn có thể bị rối loạn tiêu hóa. Và theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thì nên đợi đến khi trẻ trên 3 tuổi mới cho dùng nước hầm xương.
Vì vậy, các mẹ đang có con 7 tháng tuổi hay có con dưới 1 tuổi lưu ý không nên dùng nước hầm xương để nấu cháu hay nấu bột cho bé ăn nhé!
*Theo dõi sự thay đổi của cơ thể trẻ
Đây là lưu ý rất quan trọng. Khi bắt đầu tập cho bé ăn dặm, người mẹ luôn phải theo sát sự thay đổi của trẻ. Mục đích để xem trẻ có bị dị ứng hay khó tiêu với loại thực phẩm nào không? Trẻ có khó ăn thực phẩm nào không?
-Trẻ bị dị ứng thực phẩm:
Sau mỗi lần thử cho bé ăn thức ăn mới, mẹ luôn phải để ý xem trẻ có biểu hiện bất thường nào không. Ví dụ như trẻ bị đầy bụng, mục nốt nhỏ li ti, chảy nước mũi, phân đi lỏng hoặc có chất nhày. Hoặc mọc nốt ban đỏ quanh vùng hậu môn. Có nhiều trẻ sau khi ăn xong thì nôn chớ bất thường. Mẹ cần nắm bắt được những bất thường của trẻ để có thể xử lý kịp thời. Tránh ảnh hưởng tới sự an toàn của trẻ.
Để chắc chắn, sau khi cho bé ăn thực phẩm mới hoặc lạ, nên 3-4 ngày sau mới chuyển sang cho bé thực phẩm khác. Theo khuyến cáo, trứng là thực phẩm giàu đạm có thể gây dị ứng ở trẻ. Mẹ cần nhớ nên tránh cho trẻ quá ưa thích thực phẩm giàu cholesterok. Chỉ nên cho bé ăn nhiều nhất là 3 lần/tuần.
-Trẻ có thay đổi ở phân:
Khi chế độ ăn được thay đổi, lập tức phân cũng thay đổi theo. Không chỉ về màu sắc của phân, cả đặc điểm và mùi vị cũng thay đổi. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Chỉ khi phân của trẻ có biểu hiện như là phân lỏng, có chất nhày như mũi, có máu hoặc mủ… khi đó là hệ tiêu hóa của trẻ đang thật sự có vấn đề. Lúc này mẹ cần cho bé đi xét nghiệm phân để tìm ra nguyên nhân và sau đó phòng tránh.
Khi trẻ ăn dặm, phân của trẻ có phần rắn chắc hơn, thậm chí còn bị táo. Có đôi khi trẻ ăn phải thực phẩm có màu xanh hoặc đỏ thì khi phân đẩy ra ngoài cũng cho ra màu tương tự. Lúc này mẹ không cần có lo lắng. Hệ tiêu hóa cần hoàn thiện và trường thành hơn từ các loại thực phẩm ăn hằng ngày.
Kết luận
Trên đây là những lưu ý khi chuẩn bị ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi. Mẹ cần tham khảo để áp dụng với bé nhà mình nhé!
–Phương pháp ăn dặm BLW là gì?
–Thực đơn cho kiểu ăn dặm bé chỉ huy 6 tháng