Bé ăn dặm 8 tháng tuổi cần lưu ý những gì?
Chúng ta thường cho bé ăn dặm từ lúc 6 tháng tuổi. Thậm chí có không ít mẹ cho con ăn dặm từ 5 tháng tuổi. Thế nhưng, trẻ 8 tháng tuổi bắt đầu có nhiều “tiến bộ” hơn trong việc ăn dặm. Nhu cầu ăn cao hơn cũng như khả năng hiếu động hơn. Vậy, giai đoạn trẻ ăn dặm 8 tháng tuổi mẹ cần lưu ý những gì để trẻ vẫn có thể đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng như an toàn trong việc ăn uống?
Vậy khi cho bé ăn dặm 8 tháng tuổi. Mẹ cần lưu ý những điều sau:
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi

Đối với trẻ 8 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác nhiều so với trẻ 5 tháng hoặc 6 tháng tuổi. Ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức thì ở giai đoạn này, trẻ cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý tới nhu cầu dinh dưỡng cũng như những bữa ăn hằng ngày của con.
-Mỗi ngày trẻ 8 tháng tuổi cần được cung cấp đủ từ 400 đến 500ml sữa (sữa mẹ hoặc sữa bột). Ngoài ra bé cần được đáp ứng đủ 4 nhóm thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Đó là chất đạm, glucid, lipid, vitamin và khoáng chất.
-Bé cần được ăn đủ 3 bữa cháo chính là bữa sáng, trưa, tối. Đan xen là các bữa ăn phụ. Bữa phụ mẹ có thể chuẩn bị cho bé ít hoa quả trộn sữa, sữa chua, phô mai hoặc bánh mặn, bánh ngọt, váng sữa… Giúp hệ tiêu hóa của trẻ được tốt hơn.
-Bé cần được dung nạp nhiều vitamin và chất xơ trong các loại rau củ quả hoặc trái cây. Mẹ lưu ý đừng bỏ qua các loại rau xanh trong bữa ăn của trẻ. Cũng đừng bỏ qua các loại trái cây giúp trẻ bổ sung vitamin. Mỗi ngày mẹ nên cho mẹ uống thêm 1 lý nước ép cam hoặc táo. Rất tốt cho sức khỏe của bé!
Mẹ lưu ý khi chuẩn bị bữa ăn cho trẻ ăn dặm 8 tháng tuổi
*Thực đơn:
Về thực đơn, mẹ không nên cho trẻ ăn mãi một món, như vậy trẻ rất dễ nhanh chán, mà lại không được thử các thực phẩm khác. Mẹ cần thay đổi thực đơn thường xuyên cho bé để kích thích vị giác của trẻ hơn. Điều này cũng khiến trẻ có thể dễ dàng làm quen với những món ăn mới lạ. Mà lại đáp ứng được đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể của trẻ.
Đặc biệt, thực đơn đa dạng sẽ kích thích vị giác của trẻ. Có như vậy trẻ ới ăn ngon và phát triển toàn diện được.
*Lưu ý trong chế biến món ăn cho bé:
-Sai lầm khi hâm cháo:
Mẹ tuyệt đối không được hâm đi hâm lại cháo nhiều lần cho bé. Bởi khi hâm lại nhiều lần thức ăn sẽ bị biến đổi chất. Hơn nữa, nó sẽ làm cho mùi vị của món ăn kém hấp dẫn. Các chất dinh dưỡng bị chuyển sang thành các chất có hại. Vì vậy, mẹ nên ăn bữa nào nấu bữa ấy cho bé. Không nên hâm lại cháo nhiều lần. Có những thực phẩm ăn chín tới sẽ ngon hơn là nấu đi nấu lại nhiều lần. Đặc biệt là các món rau xanh, rau củ.
-Sai lầm khi sử dụng nước hầm xương
Không ít bà mẹ chuyên dùng nước hầm xương để nấu cháo cho bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nước hầm xương có chứa nhiều nito, kích thích ăn ngon. Nhưng lại chứa rất ít đạm và canxi. Hơn nữa, trẻ dưới 1 tuổi khó hấp thu hết được chất béo trong tủy xương động vật. Thậm chí nếu ăn nhiều trẻ còn có nguy cơ đi phân sống.
Và lại, trong tủy xương chứa nhiều canxi, nhưng lại là canxi vô cơ, bé không thể hấp thu được. Như vậy, sự thật là trong nước hầm xương không có đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Đặc biệt còn gây nhiều nguy hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.
-Lạm dụng máy xay sinh tố
Trẻ 8 tháng tuổi đã bắt đầu có những chiếc răng đầu tiên. Vì thế mẹ không nên cái gì cũng xay nhỏ cho bé ăn. Hãy để trẻ bắt đầu tập ăn thô dần dần. Mẹ có thể luộc nhừ củ rau để cho bé gặm nhấm. Hoặc cho bé ăn những loại hoa quả mềm như chuối, xoài. Như vậy, mục đích là để tăng cường ăn thô cho trẻ. Hơn nữa, cũng là để trẻ tự cảm nhận và hứng thú với mọi thức ăn theo nhiều dạng khác nhau.
-Nêm gia vị mặn cho bé:
Việc mẹ cho muối hoặc gia vị vào cháo có thể gây ảnh hưởng đến thận của trẻ. Trẻ 8 tháng tuổi thận vẫn còn rất non nớt. Nếu dung nạp nhiều muối sẽ khiến thận phải làm việc liên tục và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này. Ngoài ra, việc ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm sẽ gây tổn thương não bộ của trẻ.
Một số thực phẩm cần tránh kết hợp trong quá trình cho bé ăn dặm 8 tháng tuổi
*Óc heo và lòng đỏ trứng gà
Khi kết hợp 2 thực phẩm này với nhau sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol có trong cháo. Khi hấp thu một lượng lợn cholesterol như vậy vào cơ thể sẽ khiến hệ tim mạch và sức khỏe có nhiều ảnh hưởng. Có nhiều tác động xấu nhất định. Mặc dù đây đều là những thực phẩm bổ dưỡng nhưng mẹ không nên kết hợp chúng với nhau. Mà nên cho bé ăn vào các bữa khác nhau.
*Thịt lợn và thịt bò.
Thịt lợn và thịt bò rất kỵ nhau. Thịt lớn có tính hàn còn thịt bò có tính ôn. Khi kết hợp 2 sản phẩm này với nhau sẽ làm mất đi dinh dưỡng cần thiệt của cả 2 loại thịt này.
*Đỗ đen và thịt bò:
Khi mẹ nấu cháo đỗ đen kết hợp với thịt bò sẽ tạo nên rào cản làm chậm quá trình hấp thu sắt vào cơ thể bé. Chính vì thế mẹ không nên kết hợp 2 món này cho bé ăn. Ngoài ra, mẹ cần biết là sau khi trẻ ăn thịt bò thì mẹ cần cho bé nghì ít nhất là 2 tiếng mới được cho bé ăn chè hoặc uống nữa đỗ đen.
*Nước sôi và mật ong
Mọi người thường truyền tai nhau uống mật ong với nước ấm. Nó giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thế nhưng, uống mật ong với nước nóng vừa đun sôi lại tạo thành chất có hại cho cơ thể. Vì thế, các mẹ cũng cần có kiến thức và nên lưu ý khi sử dụng mật ong cho con nhé!
Kết luận
Trên đây là những lưu ý mẹ cần biết để cho trẻ ăn dặm 8 tháng tuổi. Mẹ hãy nhớ để con có những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nhé!
–Gợi ý một số thực đơn cho trẻ ăn dặm 7 tháng tuổi
–NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ NGŨ CỐC
Thực đơn cho kiểu ăn dặm bé chỉ huy 6 tháng ăn dặm bé chỉ huy 6 tháng
21 Tháng Mười Hai, 2020 @ 10:23 sáng
[…] –Bé ăn dặm 8 tháng tuổi cần lưu ý những gì? […]
Một số nguyên tắc trước khi chuẩn bị ăn dặm cho bé ăn dặm cho bé
30 Tháng Mười Hai, 2020 @ 9:09 sáng
[…] –Bé ăn dặm 8 tháng tuổi cần lưu ý những gì? […]