Giới thiệu phương pháp ăn dặm bé chỉ huy
Bên cạnh phương pháp ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm bé chỉ huy. Bé chỉ huy là phương pháp như thế nào? Phù hợp cho bé mấy tháng tuổi? Nó có ưu nhược điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy là gì?
Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy là phương pháp phổ biến ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Ăn dặm bé chỉ huy hay ăn dặm tự chỉ huy là một phương pháp. Nó còn có tên gọi tiếng Anh là Baby Led Weaning. Gọi tắt là BLW.
Đây là phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định. Do vậy đòi mẹ ba mẹ phải là người tôn trọng quyết định của trẻ. Cũng giống như các phương pháp ăn dặm khác, BLW được các bà mẹ áp dụng khi bé được 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, chắc chắn một điều là BLW (ăn dặm bé chỉ huy) vẫn phải dựa trên nguyên tắc sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính trong năm đầu đời của trẻ.
Ăn dặm bé chỉ huy giúp trẻ có thể tận hưởng bữa ăn một cách chủ động. Không phụ thuộc vào cha mẹ. Bé có quyền quyết định lựa chọn ăn gì trong những món ăn mẹ chuẩn bị. Mẹ không được ép buộc trẻ ăn hết khẩu phần ăn khi trẻ có biểu hiện không muốn ăn tiếp nữa.

Với phương pháp ăn dặm bé chỉ huy BLW sẽ không có hình ảnh bé được mẹ hay bà ép ăn hết phần cháo/bột của mình. Mà thay vào đó trẻ sẽ không cần dùng thìa hay muỗng đút. Mà ba mệ cung cấp cho trẻ các loại thức ăn có các hình dạng và kích thước phù hợp để trẻ có thể tự cầm lấy và tự đưa vào mồm để ăn. Nói chính xác là trẻ đang gặm nhấm thức ăn. Trẻ tự quyết định sẽ ăn bao nhiêu và tốc độ ăn như thế nào!
Ưu điểm của phương pháp ăn dặm BLW
-Đây là phương pháp hiện đại theo lối Châu Âu. Trẻ sẽ được học cách tự lập trong việc ăn uống ngay từ bé mà không cần sự thôi thúc của mẹ. Bé có cơ hội tự lựa chọn thức ăn. Tự khám phá thức ăn theo nhu cầu và nhịp độ của cơ thể. Vì thế mà bản năng riêng của từng đứa trẻ sẽ càng được phát huy. Chúng sẽ cảm thấy hào hứng trong mỗi bữa ăn. Chứ không phải khóc thét vì sợ hãi khi nhìn thấy báo cháo, đĩa bột theo phương pháp ăn dặm truyền thống.
-Kiểm soát được cân nặng của trẻ. Theo phương pháp BLW bé sẽ được ăn theo nhu cầu nên toàn bộ cân nặng của cơ thể trẻ sẽ tự kiểm soát. Hạn chế được tình trạng béo phì, thừa cân vì ăn quá nhiều chất. Theo vào đó nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng sẽ được cân bằng.
-Hạn chế được tình trạng biếng ăn của trẻ: BLW hình thành cho trẻ kỹ năng tự ăn uống theo nhu cầu ngay từ bé. Giúp hạn chế được tình trạng biếng ăn ở giai đoạn trước 3 tuổi. Trẻ được làm quen với nhiều thực phẩm và dạng chế biến khác nhau. Trẻ hứng thú trong mỗi bữa ăn vì được tự mình khám phá. Kích thích vị giác của trẻ. Không xảy ra tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ.
-Vận động tinh được phối hợp linh hoạt:Trẻ từ 8 tháng tuổi bắt đầu được hình thành khả năng cầm năm và sử dụng linh hoạt cả 2 tay. Khi được ăn dặm theo BLW, trẻ càng được rèn luyện nhiều hơn. Hình thành kỹ năng phồi hợp khéo léo hoạt động của bàn tay. Đây có vẻ là hành động đơn giản đối với người lớn nhưng lại là kỹ năng quan trọng của trẻ nhỏ.
Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy có những hạn chế gì?
Dù là phương pháp ăn dặm theo hướng hiện đại, đã được các chuyên gia khuyên dùng, nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
-Trẻ bị hóc thức ăn:
Nếu mẹ nào xác định cho con ăn dặm theo phương pháp BLW này thì chắc chắn nên tham gia khóa học chống hóc dị vật ở trẻ nhỏ. Bởi khi trẻ tự cầm nắm và đưa thức ăn vào mồm, tự gặm nhấm thức ăn thì khó tránh khỏi bị hóc bởi 1 ít thức ăn nào đó chưa được nhai kỹ. Đây sẽ là nhược điểm lớn nhất của BLW. Bởi nó ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của trẻ trong khi ăn.
Ưu điểm của BLW là trẻ được tự lập ăn uống. Thế nhưng, mẹ không thể bỏ mặc bé ăn mà không ở bên cạnh giám sát trẻ. Cha mẹ phải là người luôn theo sát con mình để có thể xử lý kịp thời trường hợp trẻ bị hóc khi ăn.
-Thức ăn rơi vãi lung tung:
Mẹ sẽ mất công dọn dẹp “bãi chiến trường” của trẻ. Bởi khi trẻ ăn, thức ăn có thể rơi vãi lung tung khắp người trẻ hoặc trên sàn nhà. Trẻ sẽ nhè những thứ trẻ thấy không ngon miệng, hoặc quá trình cầm nắm chẳng may bị rơi. Lúc này, mẹ sẽ mất công lau dọn “chiến trường” trẻ bày ra.
-Tốn nhiều thời gian của mẹ:
Mẹ là người chuẩn bị thức ăn cho trẻ. Nếu theo phương pháp ăn dặm truyền thống thì chỉ 1 đĩa cháo hoặc bột là xong. Thế nhưng theo BLW, mẹ cần chuẩn bị ít nhất 2 đến 3 món ăn cho trẻ tự lựa chọn. Như vậy đã tốn khá nhiều thời gian rồi. Chưa tính đến thời gian mẹ phải dọn “bãi chiến trường” sau khi ăn xong của trẻ. Như vậy, tính sơ sơ mẹ cũng phái mất khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ cho 1 bữa ăn dặm của trẻ.
-Trẻ hấp thu được ít chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm:
Vì là trẻ ăn theo nhu cầu nên đa số trẻ ăn thep BLW sẽ hấp thu được ít chất dinh dưỡng. Mất công mẹ chuẩn bị nhưng bé không ăn được nhiều, có trẻ ăn theo cảm hứng chứ không được no bụng. Hơn nữa, chưa tính đến những trẻ biếng ăn, trẻ biếng ăn mà ăn theo BLW thì gần như cả ngày không ăn được mấy. Như vậy vừa tốn công mẹ chuẩn bị, bé có khi lại thấy không hợp khẩu vị. BLW đối với trẻ trên 1 tuổi áp dụng sẽ tuyệt vời hơn. Còn dưới 1 tuổi áp dụng BLW thì thành công là khá thấp. Bởi mẹ sẽ phải đối mặt với áp lực với những người thân trong gia đình nếu trẻ còi cọc hơn so với những trẻ bình thường.
Kết luận
Ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm hiện đại. Thế nhưng mẹ nên tùy vào hoàn cảnh và điểu kiện của gia đình để xem có nên áp dụng không nhé!
Chúc mẹ và bé có kỳ ăn dặm thành công:))
–Trẻ ăn dặm 7 tháng và những điều mẹ cần chú ý
–Gợi ý một số thực đơn cho trẻ ăn dặm 7 tháng tuổi
Thực đơn cho kiểu ăn dặm bé chỉ huy 6 tháng ăn dặm bé chỉ huy 6 tháng
21 Tháng Mười Hai, 2020 @ 10:23 sáng
[…] –Giới thiệu phương pháp ăn dặm bé chỉ huy […]
Phương pháp ăn dặm BLW cho bé có thật sự hiệu quả? ăn dặm blw
27 Tháng Mười Hai, 2020 @ 7:53 sáng
[…] –Giới thiệu phương pháp ăn dặm bé chỉ huy […]