Trẻ ăn dặm 7 tháng và những điều mẹ cần chú ý
Trẻ ăn dặm 7 tháng là thời điểm lý tưởng để bắt đầu. Đây là quá trình không quá khó nhưng đòi hỏi mẹ phải có kiến thức. Bởi là giai đoạn đầu đời của trẻ nên bất cứ thứ gì mẹ chuẩn bị cho bé đều cần phải an toàn tuyệt đối! Cho nên mẹ cần biết những điều sau đây!
Thể chất của trẻ 7 tháng tuổi

Từ giai đoạn 7 tháng tuổi trở đi, khả năng phản ứng của cơ thể linh hoạt hơn rất nhiều. Đặc biệt hệ cơ và hệ xương cũng phát triển vượt trội, cứng cáp hơn nhiều. Chính vì thế mà khả năng vận động của trẻ cũng phong phú hơn.
Như chúng ta cũng biết, ở 7 tháng trở đi trẻ có thể ngồi vững vàng hơn. Hầu hết các bé đều tỏ ra rất thích thú với việc được ngồi ở ghế. Tập hóng và trò chuyện với mọi người. Thích được khám phá những món đồ chơi thú vị. Đặc biệt, bé thích được vứt những thứ đồ chơi ra mọi chỗ khác nhau rồi lại tìm cách lấy lại chúng. Trẻ 7 tháng đã có thể bắt đầu tập bò, trườn. Những đứa trẻ nhanh nhạy trong hoạt động còn có thể bò một cách thành thạo và điêu luyện.
Đôi chân của trẻ trở lên cứng cáp hơn cùng với đôi tay đã có thêm phần khéo léo, linh hoạt. Bé thích cầm nắm các món đồ chơi. Bé thích bốc thức ăn và đưa vào mồm. Bé đã có cá tính thể hiện cái tôi của bản thân. Thích làm những điều mà trẻ muốn.
Ngoài ra, bé còn có khả năng cảm nhận âm nhạc. Lắc lư theo những giai điệu mà trẻ nghe được. Những giai điệu vui tươi, sôi động sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng phấn khích. Điều này chứng tỏ thính giác và trí não của bé đã phát triển đầy đủ. Vì vậy, bé cũng cảm nhận được âm nhạc nhiều hơn.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 7 tháng tuổi
Đối với trẻ 7 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng không khác trẻ 6 tháng tuổi là mấy. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần nắm rõ để có thể điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ sao cho phù hợp.
-Một trong những điều cha mẹ nên nhớ là cần phải đảm bảo đủ lượng sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức) trong ngày của bé. Bởi bản chất của việc ăn dặm vẫn chỉ là luyện tập để tiến tới ăn thô. Còn dinh dưỡng chính của bé vẫn là sữa.
-Bên cạnh đó, ở giai đoạn này trẻ có thể hứng thú với các loại thức ăn khác lạ. Ví dụ như các loại rau củ mà bố mẹ hay ăn. Trẻ tò mò, hứng thú với cũng muốn khám phá. Lúc nào bố mẹ nên quan sát con để biết được con hứng thú với món ăn nào. Hãy bắt đầu cho trẻ từ những thực phẩm mà con ưa thích. Mẹ nên cho trẻ 1 khoảng thời gian để trẻ có thể khám phá và thưởng thức những món ăn mà trẻ thích.
-Ở giai đoạn này, có thể trẻ sẽ có đôi lúc biếng ăn. Bố mẹ không cần quá lo lắng. Cũng không nên ép trẻ ăn hết thức ăn. Như vậy càng làm cho trẻ sợ ăn hơn. Mẹ hãy cho bé một lịch trình ăn cụ thể với những món ăn trẻ thích. Khi nào trẻ có dấu hiệu không muốn ăn nữa thì mẹ cũng nên dừng lại.
-Trong quá trình ăn dặm, mẹ luôn phải là người quan sát và nắm bắt được thật kỹ những dấu hiệu của trẻ. Khi trẻ há mồm liên tục và muốn với lấy bát cháo hay thìa, đó là trẻ vẫn đang rất muốn ăn thêm. Còn nếu trẻ ngúng nguẩy, ngậm chặt miệng không chịu há. Hoặc trẻ ngậm thức ăn trong mồm và không nuốt. Đó là lúc trẻ cảm thấy đã đủ no. Mẹ không cần ép trẻ ăn thêm nữa.
Trẻ ăn dặm 7 tháng ăn bao nhiêu là đủ?

Đối với trẻ 7 tháng tuổi, mẹ nên chia làm nhiều bữa ăn trong ngày. Một ngày của bé bao gồm 2 bữa chính và 1 bữa phụ hoặc 3 bữa chính và 1 bữa phụ với lượng vừa phải. Bữa ăn chính mẹ nên cho bé ăn vào 3 bữa như người lớn đó là bữa sáng, bữa trưa và bữa chiều. Còn bữa phụ là nên cho bé ăn vào lúc xế chiếu. Ngoài những bữa chính là cháo và bột, bữa phụ mẹ cho bé ăn thêm súp, bánh trái, hoa quả, sữa hoặc sữa chua… Đó là những món dễ tiêu để trẻ tránh bị đói và vào bữa chính trẻ vẫn có thể ăn ngon lành.
Mẹ cần đảm bảo đủ cho bé lượng sữa hằng ngày. Từ khoảng 300 đến 500ml tùy vào sức uống của trẻ nữa. Trẻ nào ít uống sữa có thể uống ít hơn. Tuy nhiên, mẹ cố gắng đừng bỏ qua bữa sữa dành cho bé hằng ngày. Vì giai đoạn này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho các bé.
Sau khoảng 2 – 3 tháng được ăn dặm thì trẻ dần trở nên cứng cáp hơn và “tự lập” hơn. Trẻ tự bốc thức ăn vào mồm. Có thể thao tác này không được vệ sinh cho lắm nhưng đó lại là điều mà đứa trẻ nào cũng cần phải làm được.
Gợi ý các thực phẩm an toàn cho bé ăn dặm 7 tháng
Nếu mẹ chưa biết những thực phẩm nào là an toàn cho bé 7 tháng tuổi thì hãy xem gợi ý dưới đây nhé!
-Những thực phẩm chứa nhiều đạm và protein như thịt cá, trứng, sữa… là không thể bỏ qua mẹ nhé! Những thực phẩm này an toàn và giàu dinh dưỡng cho bé. Thích hợp để bé ăn dặm.
-Tiếp là những thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Đây là nhóm thực phẩm không thể bỏ qua. Như cơm, bắp, khoai, ngũ cốc, yến mạch…
-Nhóm thực phẩm giàu chất béo như là dầu đậu nành, dầu gấc, dầu cá hồi… Là nhóm chất béo an toàn và có giá trị dinh dưỡng cao, được chuyên gia khuyên dùng.
-Nhóm vitamin và khoáng chất có trong các loại rau củ quả. Bố mẹ không nên bỏ qua nhóm này. Bởi vitamin và khoáng chất là nhóm dinh dưỡng không thể thiếu cho sự phát triển của cơ thể. Hằng ngày, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm bổ sung hoa quả hoặc cho bé uống nước ép hoa quả để tráng miệng sau khi ăn.
Kết luận
Trẻ ăn dặm 7 tháng tuổi sẽ không quá khó khăn nếu mẹ có kiến thức. Hãy lưu ý những điều trên để công cuộc ăn dặm của bé trở nên tốt đẹp hơn nhé!
–Các món ăn bổ dưỡng cho trẻ ăn dặm 6 tháng
–Những điều nên biết nên về ngũ cốc giảm cân(ăn kiêng)
Giới thiệu phương pháp ăn dặm bé chỉ huy ăn dặm bé chỉ huy
19 Tháng Mười Hai, 2020 @ 9:17 sáng
[…] –Trẻ ăn dặm 7 tháng và những điều mẹ cần chú ý […]