Hướng dẫn tự làm bột ngũ cốc dành cho người tiểu đường tại nhà cực kì đơn giản
Người bệnh tiểu đường luôn được khuyên hạn chế sử dụng gạo trắng( cơm) trong chế độ dinh dưỡng. Và nhiều người nhầm lẫn rằng người bị mắc bệnh tiểu đường cũng không được sử dụng các loại ngũ cốc. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chứng minh, nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt khác rất tốt cho người bị tiểu đường. Có nhiều cách sử dụng ngũ cốc trong đó có bột ngũ cốc dành cho người tiểu đường. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn tự làm bột ngũ cốc dành cho người tiểu đường sẽ chia sẻ cho bạn làm ngũ cốc vừa tiện lợi vừa tốt cho sức khỏe.

Người bị tiểu đường có ăn được ngũ cốc không?
Theo các bác sĩ thì người mắc tiểu đường kể cả tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể uống ngũ cốc. Vì thế, không cần quá đắn đo tiểu đường có uống ngũ cốc được không khi dùng sản phẩm này. Tuy nhiên, các loại ngũ cốc thông thường trên thị trường vẫn chứa nhiều đường bột. Lượng đường này có thể không quá lý tưởng cho người mắc tiểu đường.
Những người mắc bệnh tiểu đường thường được khuyên nên lựa chọn thực phẩm nguyên hạt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, họ thường nhầm lẫn về những gì được coi là ngũ cốc nguyên hạt.(Hãy cùng đọc bài viết về ngũ cốc nguyên hạt để hiểu rõ hơn nhé)
Ngũ cốc nguyên hạt chỉ bỏ vỏ trấu bên ngoài, phần hạt bên trong sẽ được giữ lại toàn bộ. Phần hạt được giữ lại đồng nghĩa với các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại.
Phần hạt trong đó chứa các thành phần là mầm ngũ cốc, nội nhũ và cám.
• Mầm ngũ cốc( phôi): chứa các chất chống oxy hóa, các loại Vitamin như E,B1, B5,… và chất béo tốt cho sức khỏe.
• Nội nhũ gồm lượng lớn tinh bột, protein, một vài loại Vitamin và khoáng chất.
• Cám giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Cơm hay gạo là thuộc loại thực phẩm ngũ cốc nhưng không có nghĩa người mắc bệnh phải kiêng ăn các loại ngũ cốc khác. Bởi lý do sau:
Gạo trắng ít chất xơ và có hàm lượng gluco dễ làm đường huyết tăng cao. Nhưng các loại ngũ cốc nguyên hạt khác như gạo lứt, yến mạch, các loại đậu nguyên vỏ lại hoàn toàn ngược lại.
Các loại hạt giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, làm ổn định chỉ số đường huyết trong máu.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả.
Ngoài các loại ngũ cốc thì có một số loại hạt cũng thuộc loại ngũ cốc giàu chất xơ như hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, hạt thông, óc chó,…
Chúng cung cấp một hàm lượng lớn axit béo omega 3 có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Hướng dẫn tự làm bột ngũ cốc dành cho người tiểu đường dễ dàng.

Có rất nhiều cách làm ngũ cốc cho người tiểu đường ví dụ như luộc, hấp, nấu ăn thay cơm.Ngài ra,còn một cách sử dụng tiện dụng cho người bệnh. Đó là bột ngũ cốc dành cho người tiểu đường.
Dưới đây là cách làm bột ngũ cốc cho người tiểu đường. Dễ làm với các loại ngũ cốc dễ tìm và phù hợp với những người mắc bệnh đái tháo đường.
Chuẩn bị nguyên liệu
o 0.5 kg lúa mì
o 0.5kg gạo lứt
o 0.5 kg bắp đỏ
o 0.5kg mè đen
o 0.5kg đậu xanh còn nguyên vỏ
o 0.5kg đậu đỏ
o 0.5kg đậu nành
o 0.5kg đậu đen
o Cùng với các vật liệu cần thiết: máy xay bôt( hoặc máy xay sinh tố); chảo để rang; rây để lọc bột; hộp đựng; bát.
Các loại đậu này có rất nhiều, dễ dàng có thể tìm kiếm ở siêu thị, ngoài chợ, cửa hàng tạp hóa,.
Lưu ý: Các loại đậu và bắp đỏ nên chọn các hạt không bị sâu bệnh, nấm mốc, hạt vừa đều. Gạo lứt và lúa mì lựa loại đều, còn nguyên cám. Mè đen chọn loại hạt đen bóng, chắc, không bị mốc.
Xử lí và sơ chế nguyên liệu
Các nguyên liệu lựa kỹ và loại bỏ các hạt lép, hư lại một lần nữa trước khi đem đi xử lý
Gạo lứt, mè đen, Lúa mì sau khi lựa đem đi vo, sau đó để ráo.
Các loại đậu rửa bằng nước vừa ấm, nên rửa ít nhất 2-3 lần để đậu thật sạch.
Đem tất cả nguyên liệu phơi ngoài nắng khoảng 2 tiếng đồng hồ
Lưu ý: Các loại đậu rất dễ bám bụi bẩn nên phải rửa nước thật sạch, nên rửa 2 lần, 3 lần.
Tự làm bột ngũ cốc cho người tiểu đường tại nhà
Bước 1:
Sau khi phơi thì đem rang trong chảo khoảng 10 phút. Với lửa nhỏ và đảo đều tay để nguyên liệu chín đều. Đậu sau khi phơi nắng sẽ rang rất nhanh,thơm và bùi hơn. Đậu xanh và đậu đỏ sau khi rang chuyển màu và mùi ngai ngái là được. Còn đậu đen rang có mùi thơm là được. Đảm bảo chín hơn và thơm hơn có thể ủ trong vải khoảng 20-30 phút cho đến nguội.
Bước 2:
Sau khi thật nguội, sử dụng máy xay bột xay nhuyễn. Nên chia nguyên liệu thành nhiều lượng nhỏ để xay.
Sử dụng rây lọc bột để lấy lớp bột mịn. Với phần bột chưa mịn thì đem đi xây lại lần nữa.
Bước 3:
Bảo quản trong hũ sạch. Để ở nơi khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp.
Như vậy, bạn đã tự làm bột ngũ cốc cho người tiểu đường dễ dàng tại nhà. Vừa đảm bảo an toàn vệ sinh vừa chữa bệnh tiểu đường tốt hơn trong hành trình gian nan này.
Cách sử dụng ngũ cốc cho người tiểu đường
Dùng sau bữa ăn khoảng 2-3 tiếng, có thể dùng làm bữa ăn sáng.
Pha 3 muỗng ngũ cốc với 300ml nước ấm. Nếu sợ khó uống, bạn có thể thêm đường dành cho người đái tháo đường để dễ uống.
Nếu bạn là người bận rộn thì có thể tìm hiểu về các loại ngũ cốc trên thị trường hiện nay dành cho người bị tiểu đường.Tuy nhiên,bạn phải thật cẩn thận trong việc lựa chọn ngũ cốc.
Trên đây là bài viết về ngũ cốc dành cho người bị tiểu đường.Chúng tôi hy vọng bài viết sẽ có ích cho các bạn, xin chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!
XEM THÊM:
- Người bị tiểu đường có uống ngũ cốc được không?
- Những điều nên biết nên về ngũ cốc giảm cân(ăn kiêng)
- Sự thật về ngũ cốc dành cho bà bầu mà bạn nên biết?Có an toàn cho bà bầu và loại nào tốt?
Một số điều bạn cần biết về ngũ cốc? Có tốt như lời quảng cáo
16 Tháng Mười Hai, 2020 @ 2:06 chiều
[…] […]
Gợi ý một số thực đơn cho trẻ ăn dặm 7 tháng tuổi trẻ ăn dặm 7 tháng tuổi
17 Tháng Mười Hai, 2020 @ 6:17 sáng
[…] […]